Phù là hiện tượng ứ đọng chất dịch của máu trong các mô chân hoặc tay, thường xảy ra ở dưới da.
Nếu hiện tượng này xảy ra ở khớp thì có liên quan tới bệnh thấp khớp.
Hiện tượng phù thường xảy ra ở điểm bị chấn thương, bị nhiễm trùng hoặc tĩnh mạch bị viêm do máu và bạch huyết bị ứ đọng vì mạch bị chèn ép, hoặc do một bệnh chung chung ở tim, ở thận, ở gan… Trường hợp sau, hiện tượng sưng không bị tấy đỏ, được coi là phù “lạnh”, thường xảy ra ở hai chân và làm người bệnh tăng cân.
. Triệu chứng
Hiện tượng phù - viêm thường chỉ xảy ra ở một bên chân làm chỗ sưng tấy đỏ, nóng và đau.
Hiện tượng phù “lạnh” không gây đau. Chỗ phù lạnh trắng nhợt.
Ở cả hai trường hợp, khi ấn ngón tay vào da rồi nhấc lên, da vẫn còn giữ vết lõm. Chân đi giầy dép, khi cởi ruột vẫn còn dấu của giầy dép.
. Cần phải làm gì?
Cần tới bác sĩ ngay, nhất là khi có triệu chứng của chứng viêm tĩnh mạch. Khi nằm, cần kê chân cao. Phải hạn chế ngay việc ăn mặn. Người bệnh không nên uống thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định, dù chỉ là loại thuốc lợi tiểu, vì đa số các trường hợp phù nề là do sự tuần hoàn máu kém chứ không phải đơn thuần là do cơ thể giữ lại nhiều nước và muối.
Chẩn đoán và điều trị
Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ quan sát hiện tượng sưng phù để tìm nguyên nhân và có thể yêu cầu bệnh nhân đi siêu âm qua máy Doppler để biết rõ về trạng thái tim, thận hoặc gan.
Trường hợp phù do viêm thì có thể là các bệnh sau: viêm tim (cần phải chữa trị ngay), viêm da hoặc một loại bệnh thuộc chứng giãn tĩnh mạch như mụn loét, nhiễm trùng ngón chân, v.v… một bệnh thường gặp nào đó về mạch máu, về bệnh lupus (ít gặp). Đôi khi phù là di chứng của một chấn thương (có lọc máu, bị bầm giập, bị bong gân).
Nguyên nhân hay gặp nhất là khả năng yếu kém của hệ thống mạch bạch huyết thường kèm theo hiện tượng giãn tĩnh mạch. Hiện tượng phù bẩm sinh do giãn mạch rất ít khi gặp nhưng lại rất khó chữa.
Hiện tượng phù “lạnh” có thể do suy tim (bệnh nhân thường thấy khó thở và đã biết mình bị bệnh tim), do bị một bệnh về thận (bị mất prô-tê-in qua đường tiểu tiện), do các mạch máu hoặc mạch bạch huyết bị chèn ép, do có khối u ở vùng xương chậu, kể cả do mang thai.
Hiện tượng phù tay ít xảy ra thường do mạch bị chèn ép, đôi khi còn kết hợp với chứng viêm tĩnh mạch ở sau xương đòn hoặc do các mạch bạch huyết bị tổn thương (trong trường hợp cắt nạo hay hủy các hạch bị ung thư ở vú bằng tia X). Khi có hiện tượng phù tay, dù nặng hay nhẹ cũng cần tới ngay bác sĩ để khám bệnh
.
0 nhận xét