Pages

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM


 Nhận biết ngộ độc thực phẩm
- Tiêu chảy và nôn mửa: Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm đều liên quan đến viêm dạ dày và ruột do virus, vi khuẩn hay hoá chất.
 Những triệu chứng này bao gồm đau chướng vùng bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Một trong những triệu chứng điển hình nhất của ngộ độc thực phẩm là khi bị tiêu chẩy và ói mửa xẩy ra cùng một lúc.
Thuc an

- Mất nước: là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của ngộ độc thực phẩm, do mất quá nhiều nước do tiêu chảy và ói mửa. Triệu chứng mất nước bao gồm thiếu năng lượng, mặt mũi tối tăm, nước tiểu có màu, buồn nôn, chân tay nặng, chóng mặt, khô miệng mũi.
- Khó thở: Một số loại ngộ độc thực phẩm có thể gây khó thở, khi bị ngộ độc một phần virus xâm nhập và có thể gây tổn thương tới phổi và khó thở.
- Sốt cao: Khi bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng không giảm sau khi thực phẩm đã được tiêu hoá, và có thể làm tăng cường ngộ độc trong máu, khi bị ngộ độc thực phẩm do bị nhiễm khuẩn dễ bị sốt ở nhiệt độ cao.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.
Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm
- Trong những ngày hè nóng, không để thức ăn ở nhiệt độ phòng hơn một giờ. Sử dụng tủ lạnh để lưu trữ thức ăn của bạn.
- Giữ thịt, gia cầm và thủy sản riêng biệt với thực phẩm khác để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ thức ăn.
- Không bao giờ đặt thức ăn chín để ăn hoặc nấu món ăn tại một nơi mà bạn đang đặt thịt, gia cầm hoặc hải sản sống.
- Hãy chắc chắn rằng bàn tay, món ăn và đồ dùng của bạn được sạch sẽ, sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên quét dọn nhà cửa. Mang theo xà phòng và rửa tay bằng nước sạch cho ít nhất 20 giây.
- Một số vi khuẩn có thể bị chết bởi nhiệt độ cao. Thịt, gia cầm và thủy sản cần được nấu chín cho đến khi chúng đạt đến một nhiệt độ an toàn.
- Hãy loại bỏ ngay khi nghi ngờ thực phẩm hư, không sử dụng những thực phẩm ôi thiu, dập nát, quá hạn sử dụng. Không sử dụng thực phẩm có hiện tượng mốc.
- Không bao giờ sử dụng gia vi, nước chấm…còn dư, trừ khi bạn đun sôi để loại bỏ vi khuẩn.
- Rửa sạch hoa quả, rau… dưới vòi nước, mẹo rửa sạch bằng nước vo gạo ở nước thứ nhất có thể loại trừ được trứng giun…Rau ăn sống sau khi rửa sạch cần được ngâm hoặc rửa với nước pha muối hoặc thuốc tím.
 
Theo Gia Phong – HerVietNam
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2013 by Thông tin y dược ∙ Templated by biquyetlamdephot.
Tin tức làm đẹp cập nhật liên tục 24h từ các báo mạng uy tín Việt Nam.