Bệnh Động mạch tim do tỷ lệ phát bệnh cao, tỷ lệ tử vong cao, làm tổn hại nghiêm trọng sức khoẻ con người, từ đó được gọi là “Sát thủ đầu tiên của nhân loại”. Bệnh động mạch vành cơ tim là tên gọi tắt của tạng tim động mạch cơ vành xơ vữa. Là chỉ mạch máu cung cấp vật chất dinh dưỡng cho tạng tim-- động mạch vành phát sinh xơ vữa khiến động mạch vành hẹp nhỏ lại hoặc tắc nghẽn, và máu cục hình thành tuyến ống quản tắc sát, dẫn đến một loại bệnh cơ tim thiếu máu, thiếu ô xy hoặc tắc nghẽn động mạch, còn được gọi là Bệnh tim thiếu máu. Bệnh xơ vữa động mạch vành cơ tim là dẫn đến bệnh biến cơ quan là loại thường gặp nhất, và cũng là bệnh thường gặp nhất nguy hại sức khoẻ người trung cao tuổi. Loại bênh này thường phát ở những người sau 40 tuổi, và gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, người lao động trí óc mắc nhiều hơn người lao động chân tay, người thành thị mắc nhiều hơn người nông thôn, tỷ lệ mắc bệnh bình quân là 6,49%, nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi tăng trưởng mà tăng lên, là một loại bệnh tim mạch thường gặp nhất ở người già, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở người già.
· Biểu hiện lâm sàng của bệnh Động mạch vành cơ tim có thể chia làm 05 nhóm
1. Nhóm bệnh tim có tính tiềm ẩn: thường không có triệu chứng gì, nhưng khi vận động nặng hoặc tâm lý bị kích động sẽ bộc phát đau tim.
2. Đau tim: thường sau khi lao động mệt mỏi, ăn no hoặc hoạt động bị bột phát, người mắc bệnh có cảm giác phía trước ngực tức thở, khó chịu hoặc bị cái gì đó đè lên nằng nặng, có lúc cảm giác đó lan ra tơi sau lưng vai phải, cánh tay phải, mỗi lần như vậy kéo dài tới hàng phút, nghỉ ngơi hoặc uống ngụm Carbonte có thể hoãn giải.
3. Cơ tim tắc nghẽn: người bệnh có cảm giác đau tim một cách đột ngột, mạnh,nhiều lần, và kéo liên tục trong một thời gian dài; nghỉ ngơi hoặc uống ngụm Carbonte không thể hoãn giải, có hiện tượng lực tim yếu ớt như đổ nhiều mồ hôi, mặt tái xanh, nóng.
4. Nhịp tim không bình thường: triệu chứng chủ yếu của người bệnh loại này là tim bứt rứt, nhịp đập quá nhanh hoặc quá chậm, có triệu chứng thở dốc, bứt rứt trong tim.
5. Lực tim suy kiệt: thường xuất hiện ngực bứt rứt khó chịu, thở khó khăn, phù nước.
· Nguyên nhân gây bệnh Động mạch vành cơ tim
1. Tuổi tác: loại bệnh này thường gặp ở người trung cao tuổi (tức trên 40 tuổi), từ sau tuổi 49 tiến triển rất nhanh.
2. Nghề nghiệp: người lao động trí óc mắc nhiều hơn người lao động chân tay, thường có công việc căng thẳng dễ mắc bệnh hơn.
3. Ăn uống: những người dễ mắc bệnh là những người thường ăn uống những đồ có nhiệt lượng cao, mỡ động vật cao, Cholesterlo cao. Đồng thời lượng ăn nhiều cũng dễ mắc bệnh.
4. Mỡ máu: do yếu tố di truyền hoặc Lipid nạp vào quá nhiều,hoặc trao đổi chất mỡ bị rối loạn mà dẫn đến mỡ máu khác thường.
5. Huyết áp: huyết áp tăng cao là nhân tố nguy hiểm đơn nhất dẫn đến phát sinh bệnh tim động mạch vành. Người bệnh có động mạch vành xơ vữa chiếm tới 60% - 70% có huyết áp cao, người mắc bệnh huyết áp cao lại có động mạch vành xơ vữa thì huyết áp cao hơn huyết áp người bình thường là 04 lần.
6. Hút thuốc: hút thuốc là nguyên nhân nguy hại chính của bệnh tim động mạch vành. Đem so sánh người hút thuốc với người không hút thuốc, tỷ lệ phát sinh và tử vong của bệnh này tăng cao từ 2 đến 6 lần, và số điếu thuốc hút mỗi ngày thành tỷ lệ để so sánh.
7. Béo phì: người béo phì (vượt quá trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn trên 10%) dễ mắc bệnh này, và đặc biệt là ở người thể trọng tăng cân nhanh, người béo phì lại có tính cách hướng nội thì tính nguy hại càng lớn.
8. Bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường dễ dẫn đến bệnh tim mạch là sự thực đã được công nhận. Có tài liệu cho rằng tỷ lệ mắc bệnh này ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp hai lần người bệnh không mắc bệnh bệnh tiểu đường.
9. Di truyền: trong gia tộc có người mắc bệnh này khi trẻ tuổi, người ruột thịt gần cận có nguy cơ lây bệnh này với tỷ lệ cao gấp 05 lần so với những người không sinh ra trong gia tộc dạng này.
Trong mười nhân tố lớn kể trên, huyết áp quá cao, thể trọng quá tiêu chuẩn quá nhiều, Cholesterol quá cao hoặc quá thấp đều là nhân tố nguy hiểm trong việc dẫn tới bệnh tim động mạch vành và chết não.
· Tự kiểm tra bệnh Động mạch vành cơ tim
Tự kiểm tra bằng thiết bị đo: khi lao động mệt mỏi hoặc căng thẳng sẽ xuất hiện sau lồng ngực hoặc trước khu vực tim có đau đớn, hoặc đau như co thắt, lan sang bả vai trái và phải, kéo dài tư 3 tới 5 phút. Khi lao động tay chân thấy bứt rứt trong ngực, thở gấp, thở dồn, sau khi nghỉ ngơi thì hết dần. Khi vận động xuất hiện những hiện tượng liên quan như đau đầu, đau răng, đau chân. Khi ăn no, bị lạnh hoặc sợ hãi thì đột nhiên đau ngực và tim dồn dập. Khi ngủ thì cần nằm đầu cao, nếu nằm thẳng thì đột nhiên ngực đau, tim dồn dập, khó thở, lập tức cần ngồi dậy hoặc đứng thẳng lên thì hết dần. Khi quan hệ tình dục hoặc đại tiện khó khăn đều xuất hiện cảm giác tim trồng rỗng, tim buồn bực không đúng lúc. Nghe tiếng động lớn có hiện tượng hoảng loạn, ngực bứt rứt. Nhiều lần xuất hiện đi xuất hiện lại hiện tượng mạch mỏng không đều, tim đập quá nhanh hoặc quá chậm không rõ nguyên nhân.
Phương pháp vọng chẩn qua bộ phận tai: Khu vực tim hiện vòng tròn, mép biên có màu hồng, sắc sáng; hiện vòng bán nguyệt sắc hồng; hiện dải dòng hồng sậm, hiện hình trống quay bán nguyệt đỏ dại. Khu vực tạng Tim có màu sắc xám, tai rũ chính tỏ máu cấp không đủ.
· Phương pháp trị liệu bệnh Động mạch vành cơ tim
- Trị liệu bằng thuốc: chỉ dùng thuốc để trị liệu như thuốc ngăn chặn thụ thể b, thuốc chống Ion Canxi, thuốc chống chuyển hoá men, thuốc điều tiết máu mỡ, thuốc chống đông và các loại thuốc Đông y khác.
- Trị liệu có tính giới nhập: bao gồm phẫu thuật tạo hình bên trong động mạch vành (PTCA), phẫu thuật cắt tròn vết sần động mạch vành, phẫu thuật mài tròn vết sần động mạch vành, phẫu thuật hút cắt cục sần động mạch vành, phẫu thuật bằng lade qua da, phẫu thuật cấy chống bên trong động mạch vành và liệu pháp hoà tan máu nghẽn. Hiện nay ứng dụng rộng rãi nhất của cách trị liệu có tính giới nhập là liệu pháp hoà tan máu nghẽn, phẫu thuật tạo hình bên trong động mạch vành qua da và phẫu thuật cấy chống bên trong động mạch.
- Trị liệu phẫu thuật ngoại khoa: là chỉ phẫu thuật cấy ống nhân tạo bên cạnh động mạch vành, tức phẫu thuật nối cầu động mạch vành.
· Ăn uống trị liệu bệnh Động mạch vành cơ tim
- Ăn nhiều thực vật có hàm lượng mỡ, Cholesterol và Xen-lu-lo thấp, như rau xanh, hoa quả, các loại đậu và lương thực thô. Ít ăn các loại thịt, mỡ động vật và muối. Không ăn thực phẩm hàm chứa Cholesterol như phủ tạng động vật, não, tuỷ, lòng đỏ trứng, các loại động vật có vỏ giáp.
- Trong ăn uống hàng ngày nên ăn nhiều các loại khuẩn dùng trong thực phẩm như Nấm Hương, Mộc Nhĩ. Khuẩn dùng trong thực phẩm thường có công hiệu hoạt huyết hoá ứ, giảm mỡ máu, giảm Cholesterol. Đối với chứng bệnh về tim mạch có tác dụng phòng bệnh và trị liệu rất tốt. Trong Nấm Hương có thành phần giảm mỡ máu như axit Adenlic Nấm Hương, Peptit Nấm huơng có thể giảm Cholesterol và phòng trị xơ vữa động mạch, có hiệu quả trị liệu cao đối với cao huyết áp, bệnh tim mạch, Mộc Nhĩ có thể giảm dịch máu đóng cục, có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, ngăn chặn hình thành máu vón. Linh Chi có thể giảm mỡ máu, tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất cũ mới, có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với chứng bệnh về tim mạch và mạch máu não.
- Một số các loại thực phẩm trong có hàm chứa men Đu đủ, Hồng Khúc, Lecithine có tác dụng giảm mỡ máu, làm mềm thành mạch.
0 nhận xét