Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

CHỨNG HUYẾT KHỐI


Đây là hiện tượng có một cục huyết đông được hình thành trong tĩnh mạch, đe dọa gây nghẽn mạch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào, nhưng thường gặp nhiều nhất ở các chi dưới. Chứng huyết khối ở các tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể (dưới da) thường dễ chữa và không được coi là trầm trọng như các trường hợp ở các tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể.



TRƯỜNG HỢP CÓ CỤC MÁU Ở TĨNH MẠCH SÂU
Trường hợp này thường xảy ra ở cổ chân, ở đùi hoặc ở bụng. Mối đe dọa nguy hiểm nhất mà bệnh có thể gây ra là nghẽn mạch phổi, dẫn tới tử vong, nhất là khi cục huyết được hình thành trong tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch ở khoang bụng mà lại không dính vào mạch và dễ bị dòng máu di chuyển đi xa, rồi mắc vào các tĩnh mạch khác. 

Bệnh có thể làm tổn thương thành tĩnh mạch, gây ra hiện tượng chân bị sưng, nặng và đau. Bệnh thường tái phát và gây ra loét nên cần phải chữa trị càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng. 

Nguyên nhân có thể do tĩnh mạch có đoạn bị hẹp, bị lão hóa, do hiện tượng tụ máu hoặc đông máu khác thường có tính di truyền. Việc xác định nguyên nhân cho thật chính xác là việc khó thực hiện, nên việc điều trị thường phải tiến hành một cách mò mẫm theo dự đoán. 

. Triệu chứng
Người bệnh thấy đau ở một bắp chân hoặc một bên đùi. Đau nhiều hay ít tùy từng người, đôi khi kèm theo các hiện tượng như sưng tấy đỏ, sốt nhẹ và choáng váng. 

Sau khi mổ, sinh con, bị tai nạn gãy xương phải bó bột, phải nằm liệt giường một thời gian dài vì bệnh trọng (nhiễm trùng, ung thư, suy tim, v.v…) mà thấy các hiện tượng như trên thì phải nghĩ ngay tới bệnh huyết khối. 

Những người sẵn có bệnh giãn tĩnh mạch hoặc đã từng bị bệnh này, khi bị đau nhức bắp chân hoặc đùi, có thể là đã bị bệnh này hoặc bệnh đã tái phát. Bệnh có thể xảy ra ngẫu nhiên không cần các nguyên nhân sẵn có từ trước. 

Những người làm các nghề phải đứng lâu như thầy cô giáo, người bán hàng… dễ bị giãn tĩnh mạch chân. 

Những người có nhiều khả năng mắc bệnh (như người già, người béo phì, người vừa qua một thời gian nằm một chỗ vì phải mổ, sinh con khó, có bệnh giãn tĩnh mạch hoặc đã từng bị bệnh huyết khối) cần biết một số biện pháp phòng bệnh như sau: 

- Tiêm thuốc chống đông máu (thuốc có dẫn suất héparine).
- Những người phải nằm tại giường, cần phải tập cử động các ngón chân, điều khiển chúng cong lên, quặp xuống để làm cho máu lưu thông tốt.
- Khi phải đi xa trên các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, xe lửa, … nên mặc quần áo rộng, uống nhiều nước, cử động chân và bàn chân khi ngồi và mỗi giờ lại đứng dậy đi lại một chút (nếu có thể).
- Người đã từng mắc bệnh này không được uống thuốc ngừa thai. 

- Sau một cơn bệnh, việc mang loại tất (vớ) có tính đàn hồi rất tốt vì giúp chân đỡ bị sưng phù khi phải đứng lâu. Nên tránh môi trường nóng (đi trên đất nóng, tắm nước nóng già, phơi nắng). Những loại thuốc bổ mạch máu do bác sĩ chỉ định, rất có ích và có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh. 

. Cần phải làm gì?
Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, không nên coi thường cho rằng “rồi sẽ hết đau”. Cần phải tới bác sĩ khám bệnh ngay. 

Khi đã bị đau, không được đi hoặc cử động chân nữa. không được xoa bóp chân đau vì như vậy sẽ có thể khiến cho cục huyết đông rời khỏi bắp chân đi chỗ khác, dẫn tới nghẽn mạch phổi rất nguy hiểm. 

. Chẩn đoán và điều trị
Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ nắn bắp chân để biết chỗ đau nhưng còn để ý xem bệnh nhân còn những triệu chứng nào khác không, như: khó thở, đau tức một bên sườn, bị ho hoặc khạc nhổ ra máu vì những điều này chứng tỏ có cục huyết đã di chuyển lên phổi. 

Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đi siêu âm các tĩnh mạch ở chân để phát hiện cục máu đã làm cản trờ sự lưu thông máu trong mạch. Ngay sau khi phát hiện được cục máu này, bệnh nhân sẽ được truyền hoặc tiêm thuốc chống đông máu (Héparine) để làm tan cục máu. Việc điều trị bằng thuốc uống sẽ được tiếp tục trong thời gian từ 2 tới 6 tháng tiếp theo. Đoạn mạch có cục máu còn được kiểm tra lại bằng mày siêu âm. 

TRƯỜNG HỢP CÓ CỤC MÁU Ở TĨNH MẠCH DƯỚI DA
Bệnh có thể làm tổn thương thành tĩnh mạch, gây ra hiện tượng chân bị sưng, nặng và đau. Bệnh thường tái phát và gây ra loét nên cần phải chữa trị càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng. 

Nguyên nhân có thể do tĩnh mạch có đoạn bị hẹp, bị lão hóa, do hiện tượng tụ máu hoặc đông máu khác thường có tính di truyền. Việc xác định nguyên nhân cho thật chính xác là việc khó thực hiện, nên việc điều trị thường phải tiến hành một cách mò mẫm theo dự đoán. 

. Triệu chứng
Người bệnh thấy đau ở một bắp chân hoặc một bên đùi. Đau nhiều hay ít tùy từng người, đôi khi kèm theo các hiện tượng như sưng tấy đỏ, sốt nhẹ và choáng váng. 

Sau khi mổ, sinh con, bị tai nạn gãy xương phải bó bột, phải nằm liệt giường một thời gian dài vì bệnh trọng (nhiễm trùng, ung thư, suy tim, v.v…) mà thấy các hiện tượng như trên thì phải nghĩ ngay tới bệnh huyết khối. 

Những người sẵn có bệnh giãn tĩnh mạch hoặc đã từng bị bệnh này, khi bị đau nhức bắp chân hoặc đùi, có thể là đã bị bệnh này hoặc bệnh đã tái phát. Bệnh có thể xảy ra ngẫu nhiên không cần các nguyên nhân sẵn có từ trước. 

Những người làm các nghề phải đứng lâu như thầy cô giáo, người bán hàng… dễ bị giãn tĩnh mạch chân. 

Những người có nhiều khả năng mắc bệnh (như người già, người béo phì, người vừa qua một thời gian nằm một chỗ vì phải mổ, sinh con khó, có bệnh giãn tĩnh mạch hoặc đã từng bị bệnh huyết khối) cần biết một số biện pháp phòng bệnh như sau: 

- Tiêm thuốc chống đông máu (thuốc có dẫn suất héparine).
- Những người phải nằm tại giường, cần phải tập cử động các ngón chân, điều khiển chúng cong lên, quặp xuống để làm cho máu lưu thông tốt.
- Khi phải đi xa trên các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, xe lửa, … nên mặc quần áo rộng, uống nhiều nước, cử động chân và bàn chân khi ngồi và mỗi giờ lại đứng dậy đi lại một chút (nếu có thể).
- Người đã từng mắc bệnh này không được uống thuốc ngừa thai.
- Sau một cơn bệnh, việc mang loại tất (vớ) có tính đàn hồi rất tốt vì giúp chân đỡ bị sưng phù khi phải đứng lâu. Nên tránh môi trường nóng (đi trên đất nóng, tắm nước nóng già, phơi nắng). Những loại thuốc bổ mạch máu do bác sĩ chỉ định, rất có ích và có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh. 

. Cần phải làm gì?
Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, không nên coi thường cho rằng “rồi sẽ hết đau”. Cần phải tới bác sĩ khám bệnh ngay.
Khi đã bị đau, không được đi hoặc cử động chân nữa. không được xoa bóp chân đau vì như vậy sẽ có thể khiến cho cục huyết đông rời khỏi bắp chân đi chỗ khác, dẫn tới nghẽn mạch phổi rất nguy hiểm. 

. Chẩn đoán và điều trị
Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ nắn bắp chân để biết chỗ đau nhưng còn để ý xem bệnh nhân còn những triệu chứng nào khác không, như: khó thở, đau tức một bên sườn, bị ho hoặc khạc nhổ ra máu vì những điều này chứng tỏ có cục huyết đã di chuyển lên phổi.
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đi siêu âm các tĩnh mạch ở chân để phát hiện cục máu đã làm cản trờ sự lưu thông máu trong mạch. Ngay sau khi phát hiện được cục máu này, bệnh nhân sẽ được truyền hoặc tiêm thuốc chống đông máu (Héparine) để làm tan cục máu. Việc điều trị bằng thuốc uống sẽ được tiếp tục trong thời gian từ 2 tới 6 tháng tiếp theo. Đoạn mạch có cục máu còn được kiểm tra lại bằng mày siêu âm.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2013 by Thông tin y dược ∙ Templated by biquyetlamdephot.
Tin tức làm đẹp cập nhật liên tục 24h từ các báo mạng uy tín Việt Nam.