Các trường hợp đau ở ngực thường làm cho người bệnh lo lắng và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Chúng ta cần chú ý tới những đặc điểm của đau và điều kiện thích hợp làm cho cơn đau bột phát để biết được bệnh có trầm trọng, cần phải cấp cứu hay không.
Cần phải làm gì? NHỮNG TRIỆU CHỨNG CẦN CẤP CỨU
Khi người bệnh bỗng bị đau dữ dội ở bất cứ điểm nào trong ngực kèm theo các hiện tượng đổ mồ hôi, mặt tái nhợt, thở khó hoặc bị ngất, cần gọi ngay xe cấp cứu và nói rõ “bệnh nhân đau ở ngực”. Trong khi chờ đợi, nên làm cho người bệnh yên tâm, đặt họ nằm xuống nếu họ chóng mặt hoặc nửa nằm nửa ngồi (ngồi ngả người trên vật đệm) nếu họ khó thở. Không được cho họ uống hoặc dùng thuốc gì trừ trường hợp đã xác định họ bị bệnh tim và đã được bác sĩ dặn mang thuốc theo người.
Đau ngực có thể là triệu chứng của một trong những căn bệnh sau đây:
- Nhồi máu cơ tim (xem bài 45) làm cho người bệnh bị đau ở giữa ngực. Cảm giác đau lan tới cổ, hàm hoặc cánh tay. Người bệnh cảm thấy như bị đè lên ngực, ngực bị ép lại. Việc cấp cứu cần phải tính từng phút: người bệnh chỉ hy vọng được cứu sống nếu được cấp cứu trong vòng 3 giờ đồng hồ kể từ khi bị đau hoặc cùng lắm cũng không quá 6 giờ, do các cục huyết làm tắc mạch gây hoại thư cho cơ tim.
Bởi vậy, mặc dù chỉ nghi có khả năng nhồi máu cơ tim cũng cứ gọi xe cấp cứu ngay!
- Nghẽn mạch máu ở phổi (xem bài 79) có triệu chứng: đau một bên ngực, khó thở và đôi khi khạc ra máu. Chứng tắc mạch ở phổi thường hay xảy ra với người bệnh đã từng bị viêm tĩnh mạch ở chân, sau một cuộc giải phẫu, sau khi sinh đẻ, bị bó bột, phải nằm tĩnh dưỡng ngay tại giường một thời gian lâu. Người bệnh phải nằm lại bệnh viện để điều trị.
- Viêm màng tim cấp : Màng tim có tác dụng như một lớp vỏ mỏng bao quanh tim, khi bị viêm làm cho người bệnh cảm thấy đau nhói theo mỗi nhịp thở hoặc khi cử động. Người bệnh còn bị sốt và dễ nghĩ rằng mình bị nhồi máu cơ tim. Để xác định bệnh, bác sĩ cần xem hình chụp tim qua máy siêu âm, sau đó sẽ điều trị bệnh bằng các thuốc chống viêm. Những thuốc chống đông máu không được dùng trong trường hợp này.
Khi người bệnh bỗng bị đau dữ dội ở bất cứ điểm nào trong ngực kèm theo các hiện tượng đổ mồ hôi, mặt tái nhợt, thở khó hoặc bị ngất, cần gọi ngay xe cấp cứu và nói rõ “bệnh nhân đau ở ngực”. Trong khi chờ đợi, nên làm cho người bệnh yên tâm, đặt họ nằm xuống nếu họ chóng mặt hoặc nửa nằm nửa ngồi (ngồi ngả người trên vật đệm) nếu họ khó thở. Không được cho họ uống hoặc dùng thuốc gì trừ trường hợp đã xác định họ bị bệnh tim và đã được bác sĩ dặn mang thuốc theo người.
- Nứt mạch ở động mạch chủ dưới tâm thất trái hoặc tại một mạch máu bị phình trong lồng ngực. Hiện tượng này hiếm xảy ra, nhưng làm cho người bệnh cảm thấy rất đau, cảm giác đau xuyên sang lưng và cần phải đưa đi cấp cứu ngay như đối với người bị nhồi máu cơ tim. Bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định bệnh trên hình chụp scanner và máy siêu âm trước khi mổ.
- Chứng Tràn khí màng phổi (xem bài 81) do không khí tràn vào ổ màng phổi làm màng phổi bị bong, khiến cho bệnh nhân rất đau, tới mức có thể ngất. Hiện tượng này thường xảy ra sau một cơn ho làm tức thở. Cần phải cấp tốc đưa người bệnh tới bệnh viện để hút không khí ra khỏi ổ màng phổi để phổi khỏi bị nén.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ LẦM TƯỞNG LÀ NHẸ, NHƯNG CẦN CẤP CỨU
Chứng nghẽn mạch phổi và chứng nứt mạch vừa đề cập ở trên có thể có những triệu chứng nhẹ lúc ban đầu gây đau ít.
Chứng nhồi máu cơ tim có thể chỉ gây đau nhẹ lúc ban đầu ở những người cao tuổi hoặc có bệnh tiểu đường. Cảm giác đau khó nhận biết nếu người bệnh vừa qua phẫu thuật hoặc thấy đau ở vùng dạ dày kèm theo hiện tượng ợ hơi, nôn ói làm người ta dễ tưởng lầm đó là triệu chứng bệnh về tiêu hóa. Bởi vậy, trước những triệu chứng như trên, cần nghĩ ngay tới chứng nhồi máu cơ tim, nhất là đối với những người nghiện hút nặng, có tỷ số cholesterol cao, người có bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bị stress, đã từng bị đau ngực hoặc bệnh tim.
Cảm giác đau thắt ở vùng xương ức (giữa ngực) mỗi lúc một tăng thêm, ngay cả trong lúc nghỉ ngơi có thể là triệu chứng của hiện tượng co thắt động mạch vành, dễ dẫn tới chứng nhồi máu cơ tim. Cần phải tới bệnh viện ngay.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHẸ
Nếu người đau ngực còn ho, sốt, khó thở, có đờm thì có thể chỉ bị viêm phế quản cấp tính (xem bài 6) hoặc viêm phổi. Cảm giác đau ở một điểm bên ngực tăng lên mỗi lần thở hoặc ho, có thể là triệu chứng của chứng viêm màng phổi có nước ở màng phổi.
Chứng đau thắt ngực có đặc điểm làm người bệnh đau khi cố sức làm việc, buộc họ phải giảm nỗ lực hoặc ngưng lao động. Cảm giác đau chóng khỏi khi người bệnh được nghỉ ngơi. Khi khám bệnh, bác sĩ thường chú ý tới vấn đề tim - mạch.
Đôi khi người bệnh có cảm giác đau sâu ở trong lồng ngực. Rất có thể là có điểm bị viêm hoặc có khối u. Nhiều khi thực quản bị viêm, bị co thắt cũng tạo ra cảm giác đau lan xuống ngực. Tuy vậy, những trường hợp này ít khi xảy ra. Viêm túi mật hoặc ống mật cũng gây đau từ lưng lên vai phải. Cảm giác đau do viêm dạ dày, viêm đại tràng cũng có thể lan tới ngực.
Hiện tượng đau ở thành ngực rất phổ biến, nhưng chóng khỏi. Người bệnh thường bị đau nhói ở dưới vú bên trái, ngay trong lúc nghỉ kèm theo hiện tượng hồi hộp, tim đập mạnh. Nguyên nhân do mệt, bị stress hoặc bị xúc động mạnh.
Những chứng đau dây thần kinh trong lồng ngực đôi khi có liên quan tới những thương tổn của cơ do vi-rút, thường gặp ở người cao tuổi mắc bệnh thấp khớp, làm cho họ không yên tâm và gây khó ngủ, cần phải tới bác sĩ ngay. Thuốc điều trị thường là Aspirine hoặc thuốc chống viêm. Trường hợp người bệnh bị đau liên tục vòng quanh bụng cần phải được xét nghiệm về thần kinh vì có thể bị đau các dây thần kinh ở tủy sống. Nếu cảm giác đau rát như bị bỏng, thì có thể bị bệnh Zona.
Bé ngã, bị va chạm nhẹ hoặc sau nhiều cơn ho mà thấy đau ngực thì có thể do bị chấn thương xương sườn. Chứng viêm gân ở sườn cũng gây đau ở thành ngực.
Nếu tất cả những nguyên nhân trên đều bị loại thì người đau vì bệnh tưởng đau do tâm lý không ổn định, do lo lắng, thất vọng hoặc do trạng thái trầm uất của thần kinh.
Bác sĩ Ngô Văn Quỹ- Trần Văn Thụ
0 nhận xét