Khi bạn đứng trước một tai nạn, có những nguyên tắc mà bạn cần tuân theo. Dưới đây là Mô Hình Cấp Cứu Căn Bản (Basic Course of Life Support)
I- THẨM ĐỊNH NƠI XẢY RA TAI BIẾN
1 / An toàn
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn
- Chuẩn bị túi đồ nghề, găng tay, mặt nạ (phòng ngừa bệnh truyền nhiễm!)
2/ Kêu cứu
- "Bớ làng xóm! Cứu nguy!"
- Yêu cầu người khác giúp đỡ hay gọi xe cứu thương
- Tự mình đi gọi, trừ trường hợp: chết chìm, hóc,trẻ em dưới 8 tuổi
3/ Xin phép giúp đỡ
- "Tôi có học căn bản cứu thương, xin được giúp đỡ ông bà!"
II- KHÁM LẦN 1
- Bất tỉnh nhân sự, gọi gấp 911
A/ Đường thở - Airway
- Xem xét lắng nghe, cảm nhận
- Mở miệng và lấy vật dơ ra
- Lật ngửa đầu, trừ trường hợp chấn thương cổ
- Kéo cằm lên (Chin lift)
- Đẩy hàm dưới ra trước (Jaw thrust)
B/ Hô hấp - Breathing
- Lắng nghe, đếm nhịp thở (10-20 /phút), sờ ngực, bụng
- Hô hấp nhân tạo bằng miệng hay mặt nạ: 1 lần:5 giây
C/ Tuần hoàn - Circulation
- Xem xét nhiệt độ, màu da; đếm nhịp tim (72/phút) và tìm các vết thương
đang chảy máu
- Ngăn chận xuất huyết
- Giữ yên các vết thương đang méo lệch
- Xoa bóp cơ tim: 15 lần nhồi tim: 2 lần hô hấp nhân tạo Lưu ý :
- Tuyệt đối tôn trọng thứ tự ABC!
- Khi phát hiện nguy hiểm ==> cứu chữa ngay lập tức
III- KHÁM LẦN 2
- Khám tổng quát nhanh chóng khắp thân thể bệnh nhân để tìm những
thương tích phụ
IV- TIẾP TỤC CHĂM SÓC
- Thế nằm, ngồi an toàn, thoải mái
- Phủ kín hay cởi đồ bệnh nhân
- Không cho ăn uống
- Tiếp tục xem chừng giai đoạn ABC
- Ghi chép
- Tường trình khi phương tiện cấp cứu đến
V- TÓM LẠI
- An toàn
- Gọi 911
- Xem chừng ABC, abc,abc ...
Bạn cần nhớ 3 giai đoạn: A (airway) Đường thở, B (Breathing) Hô hấp và
C (Circulation) Tuần hoàn khi đứng trước một tai nạn. Trong trường hợp khẩn cấp, vai trò cấp cứu của bạn là chính yếu và sinh tử.
0 nhận xét